Trạm sạc xe điện cho khách sạn, giải pháp kỹ thuật, chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra lộ trình chuyển đổi xe chạy bằng nhiên loại xăng bằng xe điện theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022.

Mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Giai đoạn 2022 đến 20230 tập trung phát triển hạ tầng sạc điện để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Các chuyên gia đều nhận định rằng hạ tầng cho trạm sạc xe điện sẽ là rào cản cho quá trình chuyển đổi sang phương tiện chạy bằng điện của Việt Nam, người ta đưa ra rất nhiều trở ngại như chưa có chính sách để khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào phân khúc kinh doanh này. Đồng thời chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, giá điện, cũng như thủ tục giấy phép….

Theo chúng tôi tất cả những rào cản trên chính là cơ hội để các doanh nghiệp có tầm nhìn đi trước các đối thủ một bước, đặc biệt là cho khách sạn, resort và nhà nghỉ là các đối tượng phù hợp nhất để đầu tư trạm sạc xe điện hiệu quả.

Tại sao các khách sạn nên đầu tư trạm sạc xe điện?

Nhiều hãng xe đã có kế hoạch bán xe điện tại thị trường Việt Nam, tuy nhiện hiện tại chỉ mới có hãng xe VinFast là đầu tư mạng lưới trạm sạc có độ bao phủ tương đối trong cả nước. Tuy nhiên hãng xe này lại chưa có kế hoạch hoặc không có kế hoạch chia sẻ hạ tầng trạm sạc xe điện cho các hãng đối thủ, điều này cũng dễ hiểu vì xung đột lợi ích và chiến lược cạnh tranh, không ai dại gì chia sẻ ưu thế độc quyền gần như duy nhất cho chính các đối thủ của mình.

Chính vì vậy các khách hàng chạy xe điện thương hiệu VF là tiện lợi, vậy các chủ xe điện của các thương hiệu khác như Huyndai, Kia, Nissan, Toyota, Mitsubishi, Ford, BMW, VW, BYD, CALT,…thì sao? Chẳng lẻ các khách sạn chỉ mong muốn những khách hàng của mình chỉ là những người đi xe VF? Chắc chắn là không rồi, vậy nên các chủ khách sạn cần nhanh chóng đầu tư một trạm sạc xe điện có thể sạc cho tất cả các hãng xe đang lưu hành tại Việt Nam kể cả xe VF.

Giải pháp thiết kế trạm sạc xe điện cho khách sạn ?

Trạm sạc đặt tại sân đậu xe của khách sạn nên bao gồm một hoặc hai bộ sạc AC 22 KW thậm chí 11 KW sạc qua đêm với thời gian sạc 1 giờ đến 5 giờ để sạc đầy bộ pin 75 KWh hoặc 100 KWh.

Một bộ sạc nhanh công suất 30 KW cấp nguồn DC, bộ sạc này có thể sạc thêm 30 KWh cho bộ pin trong vòng 1 giờ hoặc bổ sung thêm 15 KWh trong vòng 30 phút.

Còn gì hợp lý hơn, khi trong một chuyến đi xa khách hàng dừng chân tại khách sạn và trong thời gian nhận phòng và sắp xếp hành lý thì chiếc EV đã được bổ sung thêm một lương năng lượng từ 15 KWh (nếu sạc 30 phút) đến 30 KWh (nếu sạc 1 tiếng), thật tuyệt vời.

Còn bộ sạc AC sẽ dùng để sạc qua đêm khi khách hàng đang nghỉ ngơi tại khách sạn.

Diện tích thiết kế?

Trung bình 8 m2 cho một làn xe, với khách sạn vị trí đặt trạm sạc cũng chính là vị trí đậu xe của khách sạn vì vậy không phát sinh thêm mặt bằng mới khi đầu tư trạm sạc

Vấn đề nguồn điện ?

Vẫn dùng chung nguồn điện lưới của khách sạn trong giai đoạn đầu, trong một vài năm có thể cần thiết nâng cấp hay không sẽ tính tiếp và rất dễ dàng.

Mặc dù sử dụng chung nguồn điện với khách sạn tuy nhiên trong thiết kế trạm sạc cần có tủ điện đóng cắt và bảo vệ riêng, lắp đặt công tơ đo đếm điện riêng biệt.

Học kinh nghiệm tại Thái Lan đối với người dùng lựa chọn sạc pin tại nhà, khách hàng được phép đăng ký lắp đặt công tơ thứ 2 để tách riêng hai nhu cầu sử dụng điện.

Đối với doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ sạc xe điện, nếu tham gia vào chương trình quản lý nhu cầu điện (Chương trình DR) sẽ được hưởng mức giá điện thấp.

Chúng tôi chưa rõ chính sách Việt Nam sẽ như thế nào, nhưng thiết nghĩ chính sách quản lý theo hai công tơ riêng biệt sẽ là xu hướng giúp nhà nước dễ dàng quản lý và hoạch định chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng trạm sạc.

Suất đầu tư trạm sạc xe điện tại khách sạn là bao nhiêu?

Tùy thuộc mô hình và kích cỡ trạm sạc mà các khách sạn muốn đầu tư, với mô hình 2 bộ sạc AC 22 KW cộng một Bộ sạc DC 30 KW như hình trên có giá trọn gói bao gồm thiết kế, cung cấp, lắp đặt, vận hành và bảo trì nằm trong khoảng 200 triệu đến 250 triệu tùy lựa chọn công nghệ, hãng chế tạo và nơi chế tạo (hãy liên hệ chúng tôi để báo giá chi tiết)

Giá sạc bao nhiêu và thời gian?

Giá sạc tính trung bình hiện nay trên 8,000 đồng/kWh, mặc dù chúng tôi chưa thể thống kê đầy đủ nhưng giá trên cũng tương đương Thái Lan và Singapore.

Với mức giá này chủ nhân của chiếc EV vẫn tiết kiệm hơn rất nhiều một chủ nhân chạy xe động cơ đốt trong.

Thời gian hoàn vốn ngoài yếu tố giá điện sạc cho mỗi kWh thì tỷ lệ EV trên mỗi điểm sạc trên ngày cũng rất quan trọng, theo tính toán của chúng tôi thời gian hòa vốn từ 2 đến 3 năm.

Khách hàng có nhu cầu liên hệ LITHACO để tư vấn thêm.

Bình luận