[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Điện mặt trời là gì?

Điện mặt trời là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng.

Điện mặt trời mái nhà là hệ thống trang bị điện có các tấm quang năng lắp đặt trên mái nhà.

Thành phần của hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt gồm 5 thiết bị chính và các thành phần phụ:

  • Mảng tấm quang điện (Solar arrays) : Gồm nhiều tấm quang điện kết nối với nhau tạo thành hệ thống, nó nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời và tạo ra dòng điện DC.
  • Biến tần (Inverter) : Chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC cung cấp cho các thiết bị điện đồng thời sạc vào Pin tích trữ điện.
  • Pin tích trữ (Battery) : Thông thường là pin Lithium-Ion (LFP) tích trữ điện mặt trời từ ban ngày và xả ra để sử dụng vào ban đêm.
  • Electrical panel (Tủ điện hoặc bảng điện) : Để đóng cắt và bảo vệ.
  • Meter (Đồng hồ điện) : Đo đếm và quản lý năng lượng thông minh.
  • Lưới điện (Grid) : Là lưới điện quốc gia.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Nó hoạt động như thế nào?

Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt tấm quang điện, các photon của ánh sáng truyền năng lượng cho các electron của tế bào quang điện làm cho chúng chuyển động và tạo thành dòng điện DC.

Bộ Inverter sẽ biến đổi dòng điện DC này thành dòng điện xoay chiều (AC) giống y hệt dòng điện của lưới điện quốc gia để vận hành các thiết bị trong ngôi nhà.

Các loại tấm quang điện hiện nay

Có ba loại tấm quang điện phổ biến hiện nay gồm: tấm quang điện silicon, tấm quang điện Thin Film, tấm quang điện thế hệ tiếp theo Perovskite.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Trong đó Polysilicon vẫn là công nghệ đang thống lĩnh thị phần hiện nay khoảng 95%, các tấm quang điện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam hầu hết sử dụng công nghệ Polysilicon.

Trong tấm quang điện Silicon thì công nghệ N – Type hay còn gọi là công nghệ TopCon sẽ chiếm ưu thế trong vài năm tới.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Tấm quang điện cấp 1 là gì?

Tấm quang điện cấp 1 hay còn gọi là Tie 1, là tấm quang điện do các nhà sản xuất lớn, đáng tin cậy sản xuất.

Phân loại này ban đầu được BloombergNEF tạo ra vào năm 2012. Đây không phải là một hệ thống để đánh giá chất lượng của các tấm quang điện, nó thực chất là thước đo “khả năng thanh toán” và chỉ dựa trên các tiêu chí tài chính. 

Tuy nhiên, nhiều người trong ngành năng lượng mặt trời nhận thấy danh sách cấp 1 là một cách tuyệt vời để xác định các thương hiệu tấm quang điện tốt. 

Trên thực tế, tất cả các thương hiệu tấm quang điện tốt nhất hiện nay đều là nhà sản xuất cấp 1 hoặc đã được phân loại là Cấp 1 trong quá khứ.  

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Các công ty cấp 1 chiếm 70,3% thị phần quang điện vào năm 2020. Nguồn: Solar Edition

Ví dụ: Longi, JA, Jinko, Canadian, Trina Solar, First Solar,… là những nhà sản xuất cấp 1 lớn nhất thế giới.

Các hệ thống điện mặt trời cơ bản

Về cơ bản có hai hệ thống điện mặt trời là điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời nối lưới có Pin tích trữ năng lượng.

1. Hệ thống điện mặt trời nối lưới

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Các hệ thống điện mặt trời lắp từ năm 2020 trở về trước là hệ thống này

Hệ thống điện mặt trời nối lưới là hệ thống điện mặt trời có đấu nối vào lưới điện quốc gia. Nó có thể có Pin tích trữ năng lượng hoặc không có Pin tích trữ năng lượng. Trường hợp không có pin tích trữ năng lượng thì lưới điện quốc gia đóng vai trò như cục pin lớn để tích trữ năng lượng dư thừa do hệ thống điện mặt trời sản xuất.

Ở Việt Nam từ năm 2020 trở về trước, hầu hết 100% các hệ thống điện mặt trời được lắp đặt theo nguyên lý này và đấu nối thông qua điện kế 2 chiều. Ban đêm ngôi nhà mua điện từ lưới điện và ban ngày thì bán điện mặt trời cho lưới điện.

2. Hệ thống điện mặt trời tích hợp Pin lưu trữ năng lượng

Đây là hệ thống điện mặt trời thế hệ tiếp theo. Nhiều quốc gia đi tiên phong trong điện mặt trời đang dần chuyển sang khuyến khích điện mặt trời tự dùng, khi đó hệ thống cần lắp thêm pin tích trữ điện và sử dụng bộ chuyển đổi điện thế hệ mới gọi là Hybrid Inverter.    

Về giải pháp đấu nối có thể thông qua công tơ đo đếm điện hai chiều hoặc thiết bị kiểm soát phát điện lên lưới gọi là Zero Export.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Hệ thống điện mặt trời có Pin lưu trữ năng lượng sẽ là hệ thống phổ biến nhất thế giới

Thành phần của hệ thống này gồm: các tấm quang điện, Hybrid Inverter, Pin tích trữ năng lượng Lithium-Ion, tủ điện, meter…

Hệ thống này hoạt động trên nguyên tắc điện mặt trời được sản sinh ra ban ngày sẽ cung cấp trực tiếp cho các tải tiêu thụ của ngôi nhà. Phần năng lượng dư thừa sẽ được tích trữ vào bộ Pin Lithium-Ion. Buổi tối ngôi nhà được cung cấp năng lượng từ bộ pin tích trữ. Với hệ thống này khi cúp điện ngôi nhà vẫn được cung cấp năng lượng từ Pin tích trữ năng lượng (Lithium-Ion).

Pin Lithium-Ion giúp ngôi nhà sử dụng tối đa năng lượng mặt trời, hay nói cách khác nó chuyển điện mặt trời từ ban ngày về ban đêm. Ngoài ra nó đóng vai trò là nguồn điện dự phòng khi cúp điện, giúp cải thiện chất lượng điện năng, là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho máy phát điện dự phòng.

Hệ thống này có thể lắp đặt tại nơi có lưới điện hoặc không có lưới điện, vùng sâu vùng xa, hải đảo và các biệt thự biệt lập hay trong lĩnh vực hàng hải,…

Lựa chọn công suất lắp đặt

Vì hệ thống mặt trời thế hệ mới này có thể hoạt động ở nơi có lưới điện hoặc không, nên việc lựa chọn công suất cho các trường hợp này sẽ khác nhau. Phần này chúng tôi muốn tư vấn cho các khách hàng lựa chọn lắp đặt hệ thống điện mặt trời kết hợp với pin lưu trữ năng lượng và đấu nối với lưới điện quốc gia.

1. Lựa chọn công suất theo kinh nghiệm

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Bởi vì hệ thống hoạt động song song với lưới điện quốc gia nên ngôi nhà được cung cấp năng lượng từ hai nguồn. Một là nguồn năng lượng mặt trời, hai là từ lưới điện, cho nên bạn có thể lựa chọn công suất theo công thức kinh nghiệm mà LITHACO đã xây dựng theo hình trên.

Cụ thể, nếu ngôi nhà của bạn sống ở nông thôn thì mức công suất 3 kWp sẽ phù hợp cho hầu hết các ngôi nhà tại đây. Hệ thống 5 kWp sẽ phù hợp hầu hết các ngôi nhà sống ở đô thị Việt Nam, một số ngôi nhà có mức tiêu thụ năng lượng đặc biệt cao, gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống trong ngôi nhà hay từ 6 người trở lên thì bạn lựa chọn công suất 8 kWp.

2. Lựa chọn công suất theo mức tiêu thụ năng lượng

Chúng tôi đã xây dựng hai bản lựa chọn công suất điện mặt trời cho hai khu vực đại diện là TP.HCM cho khu vực phía Nam và Hà Nội đại diện cho khu vực phía Bắc.

Vì số giờ nắng giữa hai miền khác nhau cho nên cùng mức tiêu thụ năng lượng nhưng những ngôi nhà ở Miền Bắc thường sẽ lựa chọn công suất điện mặt trời lớn hơn ngôi nhà ở Miền Nam. Theo định hướng của chính phủ sẽ khuyến khích điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ, không bán điện cho lưới điện quốc gia như trước đây. 

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Vì vậy bạn cần lựa chọn công suất lắp đặt phù hợp với mức tiêu thụ năng lượng của ngôi nhà bạn, giả sử bạn đang sống ở Miền Nam và ngôi nhà bạn đang có mức tiêu thụ năng lượng 600 – 800 kWh thì bạn nên chọn lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất 5KW. Hệ thống này trung bình sản xuất được 20 kWh/ngày hoặc 600 kWh/tháng.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Đối với các ngôi nhà sinh sống tại khu vực Miền Bắc, giả sử ngôi nhà của bạn có mức tiêu thụ năng lượng 400 – 500 số điện thì bạn nên chọn công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất 4 kW. Hệ thống này sản xuất được 12,8 số điện/ngày hoặc 384 số điện/tháng. 

Tại sao phải lưu trữ năng lượng?

Có thể xem hệ thống điện mặt trời như một nhà máy điện sạch mini, Nhà máy điện này sản xuất điện vào ban ngày, trong khi hầu hết các ngôi nhà lại sử dụng điện nhiều vào buổi tối, vì vậy điện mặt trời dư thừa sẽ được tích trữ vào bộ pin lưu trữ Lithium-Ion để sử dụng khi mặt trời lặn.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Nếu không tích trữ thì phần lớn năng lượng sẽ “bỏ” đi hoặc bán cho lưới điện với giá 0 đồng

Vào buổi tối hoặc khi cúp điện ngôi nhà sẽ được cấp điện từ bộ Pin tích trữ. Nếu bộ Pin tích trữ không cung cấp đủ năng lượng vào ban đêm thì ngôi nhà sẽ mua thêm điện từ lưới điện quốc gia. Trong trường hợp này, lưới điện quốc gia đóng vai trò là nguồn điện dự phòng cho các ngôi nhà tự sản xuất năng lượng..

Công nghệ Pin lưu trữ năng lượng Lithium – Ion là một công nghệ đã được chứng minh và đang rất phát triển. Pin Lithium-Ion là một ngôi sao mới của khoa học, đang thống lĩnh thị phần lưu trữ năng lượng và xe điện, IEA dự báo trong thập niên tới Na-Ion với chi phí sản xuất rẻ hơn sẽ là công nghệ thay thế đầy hứa hẹn.

Lựa chọn Pin lưu trữ năng lượng

Việc chọn kích cỡ (hoặc dung lượng) Pin lưu trữ năng lượng phụ thuộc vào tỷ lệ sử dụng năng lượng ban ngày và đêm của ngôi nhà. Trong bảng bên dưới các cột tỷ lệ 30%, 50%, 70% là dung lượng các ngôi nhà cần lưu trữ để sử dụng vào buổi tối.

Giả sử, bạn ở Miền Nam và hệ thống điện mặt trời của nhà bạn là 5 kW sản xuất được 20 kWh/ngày và tỷ lệ sử dụng điện ban ngày của ngôi nhà là 50%. Vậy bạn cần tích trữ 10 kWh để sử dụng vào buổi tối, điều đó có nghĩa là bạn cần chọn bộ Pin có dung lượng lớn hơn hoặc bằng 10 kWh.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Tương tự nếu bạn ở Miền Bắc và hệ thống điện mặt trời của nhà bạn là 4 kW sản xuất được 12,8 kWh/ngày và tỷ lệ sử dụng điện ban ngày của ngôi nhà là 50%. Vậy bạn cần tích trữ 6,4 kWh để sử dụng vào buổi tối, điều đó có nghĩa là bạn cần chọn bộ Pin có dung lượng lớn hơn hoặc bằng 6,4 kWh.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Thiết kế giải pháp của LITHACO để dễ dàng nâng cấp và mở rộng việc thêm dung lượng Pin lưu trữ mà không cần thay đổi hoặc sửa chữa hệ thống trên nguyên tắc Plug & Run (cắm và chạy).

Bạn có thể tham khảo bảng giá lắp điện mặt trời của LITHACO tại đây

Nó sản xuất ra bao nhiêu điện?

Hệ thống điện mặt trời mái nhà như là một nhà máy điện mini vận hành an toàn và sản xuất điện không ngừng nghỉ, không như các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, nhà máy điện mặt trời chạy bằng nhiên liệu “nắng” sạch sẽ, mạnh mẽ và miễn phí.

Khả năng sản xuất điện phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: vùng nắng, công nghệ, và lặp đặt. Các nhà máy lắp đặt ở các khu vực địa lý có nhiều nắng như Miền Trung, Tây Nguyên sẽ sản xuất nhiều điện hơn ở Miền Nam và Miền Bắc.

Ngoài ra công nghệ tấm quang điện và Inverter cũng đóng vai trò quan trọng, các hệ thống sử dụng tấm quang điện có hiệu suất cao sẽ sản xuất nhiều điện hơn các hệ thống sử dụng tấm quang điện có hiệu suất thấp. Lựa chọn Inverter chất lượng sẽ giúp hệ thống làm việc hiệu quả và tin cậy hơn.

Yếu tố thứ ba cũng rất quan trọng là kỹ thuật lắp đặt, bao gồm hướng lắp, góc lắp, chuỗi dây, bấm đầu MC4, và đấu nối hệ thống. Ở Việt Nam các tấm quang điện thường lắp nghiêng về hướng Nam với góc nghiêng khoảng 10 độ đến 20 độ sẽ giúp hệ thống hoạt động tối ưu hơn.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

 Bảng ước tính sản lượng theo Mô phỏng bằng PVWATTSHelioScope (Mỹ)

Nó có giá bao nhiêu?

Giá cả thiết bị hay suất đầu tư hệ thống phụ thuộc vào thương hiệu, nơi sản xuất, công nghệ, công suất lắp đặt và công ty lắp đặt. Ví dụ, với tấm quang điện cùng thuộc các nhà sản xuất cấp 1 nhưng thương hiệu của các nước thuộc G7 như SolarWorld, Sunpower, Panasonic, First Solar…. thường có giá cao hơn thương hiệu của các quốc gia ở Châu Á.

Về nơi sản xuất khác nhau cũng có giá khác nhau. Ví dụ, tấm quang điện của hãng Qcells khi sản xuất ở Trung Quốc sẽ có giá thấp nhất, Malaysia có giá cao hơn 10%, Hàn Quốc sẽ cao hơn 20%.

Ngoài ra hệ thống có công suất càng lớn thì suất đầu tư bình quân trên mỗi kWp càng rẻ, ví dụ hệ thống 25 KWp suất đầu tư trung bình sẽ thấp hơn hệ thống 3 kWp.

So với thời điểm năm 2020 thì hiện nay giá tấm quang điện đã giảm hơn 3 lần, việc giảm giá nhờ vào tăng trưởng nhanh chóng công suất lắp đặt trên toàn cầu, nhiều nhà sản xuất mới tham gia thị trường, sự đổi mới công nghệ sản xuất giúp quy mô sản xuất lớn hơn, sự trưởng thành của chuỗi cung ứng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Chúng tôi dự báo hầu hết các hệ thống điện mặt trời trong tương lai sẽ là hệ thống điện mặt trời nối lưới có kết hợp với Pin lưu trữ năng lượng, vì vậy trong Bảng giá cho hệ thống điện mặt trời không có Pin lưu trữ năng lượng chúng tôi sử dụng Hybrid Inverter sẵn sàng để đầu tư lắp thêm pin tích trữ trong tương lai.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Nhà tôi lắp đặt điện mặt trời công suất bao nhiêu?

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Bởi vì hệ thống hoạt động song song với lưới điện quốc gia, vì vậy ngôi nhà được cung cấp năng lượng từ hai nguồn. Một là nguồn năng lượng mặt trời, hai là từ lưới điện. Bạn có thể lựa chọn công suất theo công thức kinh nghiệm mà LITHACO đã xây dựng theo hình trên.

Cụ thể, nếu ngôi nhà của bạn sống ở nông thôn thì mức công suất 3 KWp sẽ phù hợp cho hầu hết các ngôi nhà tại đây. Hệ thống 5 KWp sẽ phù hợp hầu hết các ngôi nhà sống ở đô thị Việt Nam. Một số ngôi nhà có mức tiêu thụ năng lượng đặc biệt cao hoặc gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống trong ngôi nhà hay từ 6 người trở lên thì bạn lựa chọn công suất 8 kWp.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn công suất lắp đặt theo hoá đơn tiền điện như bảng bên dưới, dĩ nhiên đây chỉ là gợi ý và ngôi nhà của bạn có thể lắp đặt thấp hơn hoặc nhiều hơn tuỳ vào nhu cầu của bạn.

Hệ thống điện mặt trời LITHACO thiết kế có thể mở rộng rất dễ dàng, vì vậy các Chủ đầu tư có thể lựa chọn phương án đầu tư từng giai đoạn để phù hợp với ngân sách và kế hoạch chi tiêu của gia đình.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Bảng tư vấn lựa chọn công suất cho các ngôi nhà ở Miền Nam

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Bảng tư vấn lựa chọn công suất cho các ngôi nhà ở Miền Bắc

Theo bảng trên, nếu một ngôi nhà ở Miền Nam có mức tiêu thụ bình quân từ 600 – 800 kWh mỗi tháng có thể lựa chọn hệ thống 5 kW hoặc 4 kW.

Các ngôi nhà ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có mức tiêu thụ năng lượng trung bình 400 – 500 số điện có thể lựa chọn hệ thống 4 kW hoặc 3 kW.

Tuổi thọ và bảo hành

Tuổi thọ của một nhà máy điện mặt trời khoảng 30 đến 40 năm. Thực tế đã chứng minh nhiều hệ thống điện mặt trời ở Mỹ và Châu Âu đã vận hành tương ứng khoảng thời gian trên và cho đến nay vẫn còn hoạt động, mặc dù hiệu suất hoạt động có giảm đi so với thiết kế ban đầu.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Một hệ thống PV 10 kW đã cung cấp điện cho mạng lưới điện Thụy Sĩ từ năm 1982 và hiện nay vẫn còn hoạt động

Chính sách bảo hành và bảo trì:

  • Bao gồm bảo hành thiết bị theo chính sách của Nhà sản xuất và bảo hành lắp đặt theo chính sách của công ty lắp đặt.
  • Bảo hành tấm quang điện bao gồm bảo hành vật lý 15 năm và bảo hành hiệu suất 30 năm.
  • Inverter thông thường trên thị trường sẽ bảo 5 năm, tại LITHACO tất cả các inverter sẽ được bảo hành 10 năm.
  • Pin lưu trữ năng lượng do LITHACO phân phối sẽ được bảo hành 10 năm hoặc hơn 6000 chu kỳ sạc xả.
  • Ngoài các bảo hành trên còn có một khái niệm là bảo hành lắp đặt do các công ty lắp điện mặt trời quy định, thông thường thời gian bảo hành từ một đến năm năm và sẽ được quy định trong hợp đồng. Bảo hành lắp đặt có thể hiểu là bảo hành hệ thống điều đó có nghĩa là trong thời gian bảo hành hệ thống có sự cố lỗi hoặc hư hỏng thiết bị hoặc vận hành không đúng thiết kế thì công ty lắp đặt sẽ chịu trách nhiệm thực hiện không tính phí.
  • LITHACO có chính sách bảo hành hệ thống 10 năm, trong thời gian này bất kỳ sự cố lỗi liên quan đến hệ thống sẽ được sửa chữa miễn phí và nhanh chóng nhất.

Nó chiếm diện tích bao nhiêu?

Tấm quang điện ngày nay có công suất lớn hơn trên mỗi đơn vị diện tích, điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn.

Ví dụ: tấm pin 575 Wp của hãng JA này có diện tích là 2,58 m2 suy ra 1 kWp sẽ là 4,487 m2.

Trong thực tế lắp đặt còn có các khe hở đế lắp các kẹp (mid claim) và chừa các lối đi để vệ sinh, đồng thời tuân thủ theo quy định an toàn và PCCC vì vậy diện tích này cần nhân với một hệ số K = 1.25 hoặc 1.3.

Trung bình diện tích lắp đặt 6m2/kWp cho điện mặt trời bố trí trên mái hộ gia đình.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Tiết kiệm và hoàn vốn

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Số tiền tiết kiệm bằng sản lượng điện (kWh) do hệ thống tạo ra nhân với giá điện, các hệ thống ở Miền Nam tiết kiệm nhiều hơn ở Miền Bắc.

[Điện mặt trời có lưu trữ] – Mọi điều bạn cần biết

Thời gian hoàn vốn:

Thời gian hoàn vốn được xác định là khoảng thời gian mà công trình tích lũy được Tổng tiết kiệm lớn hơn Tổng chi phí.

Phép tính:

Thời gian hoàn vốn xảy ra khi:

Tổng tiết kiệm > Tổng chi phí.

Lấy Tổng chi phí chia cho Tổng tiết kiệm sẽ ra số năm hoàn vốn.

Trong đó:

Tổng chi phí : Là tiền đầu tư ban đầu và i) chi phí lãi vay; ii) chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.

Tổng tiết kiệm thể hiện chi phí sử dụng năng lượng tránh được (nhờ có hệ thống điện mặt trời) và cộng thêm bất kỳ doanh thu nào nhận được từ Chính sách.

Vì vậy chúng ta có công thức rút gọn như sau: t = (Tổng chi phí)/(Tổng tiết kiệm) 

Thời gian hoàn vốn tính toán hiện nay trung bình khoảng 4 năm cho các hệ thống ở khu vực Miền Nam và 5 năm cho các hệ thống lắp ở Miền Bắc.

Tuy nhiên thời gian hoàn vốn cũng có khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ sử dụng điện ban ngày và ban đêm, những ngôi nhà sử dụng năng lượng ban ngày nhiều hơn ban đêm sẽ có thời gian hoàn vốn nhanh hơn bởi vì đầu tư bộ Pin lưu trữ năng lượng nhỏ hơn.

Lợi ích của điện mặt trời tích hợp pin tích trữ

Hệ thống điện mặt trời (PV – PhotoVoltaic) kết hợp với Hệ thống Pin lưu trữ năng lượng (BESS – Battery Energy Storage Sysytem) có rất nhiều lợi ích to lớn hơn, không chỉ đơn thuần là nguồn dự phòng khi cúp điện.

Lợi ích của PV + BESS:

  • Giải pháp điện mặt trời kết hợp Pin lưu trữ năng lượng giúp ngôi nhà sử dụng tối đa năng lượng mặt trời.
  • Tiết kiệm nhiều hơn và có thể tiết kiêm đến 100% hóa đơn tiền điện nếu ta lựa chọn bộ Pin phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Tự chủ năng lượng vì bất kể lúc nào lưới điện gặp sự cố hoặc dừng cung cấp điện do sửa chữa thì ngôi nhà vẫn hoạt động nhờ vào Pin tích trữ, trong tương lai tiến tới độc lập năng lượng.
  • Quản lý năng lượng thông minh, vận hành an toàn nhờ phần mềm quản lý Pin (BMS), và phần mềm quản lý năng lượng (EMS) giúp các chủ nhà dễ dàng quản lý năng lượng hiệu quả theo nhu cầu sử dụng.
  • Hệ thống được thiết kế để dễ dàng nâng cấp vì vậy các chủ đầu tư có thể lên kế hoạch đầu tư theo từng giai đoạn.
  • Điện mặt trời tích hợp Pin lưu trữ năng lượng là tiền đề để tiến tới độc lập về năng lượng vì giải pháp có thể chạy không cần lưới điện.
  • Hệ thống này làm mịn đặc tuyến điện vì vậy chất lượng điện năng của ngôi nhà sẽ tốt hơn giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện và điện tử trong ngôi nhà.
  • Làm mát ngôi nhà
  • Phòng vệ tăng giá điện trong tương lai và đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Một số bài viết liên quan

Bảng giá điện mặt trời tự dùng cho gia đình

Tư vấn công suất lắp đặt điện mặt trời cho gia đình

Điện mặt trời tự dùng là gì?

Điện mặt trời 3 kW – Giá cả, sản lượng và tiết kiệm

Hệ thống điện mặt trời tự dùng 4 kW phù hợp cho hầu hết các ngôi nhà ở Miền Bắc

Hệ thống điện mặt trời 5 kW lựa chọn hầu hết cho các ngôi nhà đô thị ở Việt Nam

Hệ thống điện năng lượng mặt trời 6 kW

Nhà máy điện mặt trời 8 kW


Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ và bảng giá lắp đặt trọn gói điện năng lượng mặt trời mới nhất từ LITHACO, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các cách sau:

3 Bình luận

  1. Thành viết:

    Tư vấn thêm cho tôi nhé

    • LITHACO viết:

      Chào anh/chị, LITHACO đã nhận được thông tin. Chúng tôi sẽ chuyển thông tin cho bộ phận phụ trách sớm liên hệ anh/chị.

  2. Tran Quoc Anh viết:

    Chào LITHACO
    Tôi muốn lắp cho gia đình ở HCM, tôi cần tư vấn để rõ thêm
    Mr.Tran – 0918 486 502

Bình luận